Phẫu Thuật Xương Bàn Đạp hoặc Phẫu Thuật Cắt Bỏ Xương Bàn Đạp

Phẫu thuật phía sau tai để đi vào tai giữa

Phẫu thuật xương bàn đạp là gì?

Phẫu thuật xương bàn đạp (stapedotomy, phát âm là “stay-pee-DAW-tuh-mee”) là cuộc phẫu thuật nhằm làm cử động xương thính giác trong tai của quý vị.

Cuộc phẫu thuật được khuyến nghị trong trường hợp nào?

Khi quý vị có khuôn mẫu mất thính giác cho thấy xương thính giác bị cứng hoặc bất động. Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng này là một bệnh gọi là bệnh xốp xơ tai.

Cuộc phẫu thuật sẽ diễn ra như thế nào?

Thông thường, quý vị sẽ được gây mê hoàn toàn trong quá trình phẫu thuật. Cuộc phẫu thuật thường được thực hiện thông qua lỗ ống tai, nhưng trong một số trường hợp, được thực hiện thông qua vết cắt (vết mổ) sau tai nếu ống tai quá nhỏ. Máy laser hoặc máy khoan sẽ được sử dụng để tạo một lỗ nhỏ trong xương thính giác, cho phép bác sĩ đặt một bộ phận giả làm từ titan-niken vào lỗ này.

Những rủi ro có thể xảy ra là gì?

Phẫu thuật được thực hiện thành công ở đa số bệnh nhân (>90%), nhưng có rủi ro đi kèm: Tạo ra một lỗ thủng trong màng nhĩ, Không cải thiện được thính lực (1 đến 2 trên 20 trường hợp). Mất thính lực một phần hoặc toàn bộ (1 đến 5 trên 100 trường hợp). Gây tổn thương dây thần kinh điều khiển chuyển động của khuôn mặt (1 trên 1000 trường hợp). Thay đổi về vị giác. Hình thành khối cholesteatoma (da bị mắc vào phần bên trong tai), đòi hỏi phải phẫu thuật thêm để loại bỏ

Điều gì sẽ xảy ra sau cuộc phẫu thuật?

Quý vị có thể về nhà trong cùng ngày diễn ra cuộc phẫu thuật. Quý vị sẽ được băng bó quanh đầu hoặc tai và có thể cắt bỏ băng sau 48 tiếng. Nhiều khả năng tai quý vị sẽ có một số vật chất, những vật chất này sẽ được loại bỏ khi quý vị trở lại phòng khám của chúng tôi để thăm khám hậu phẫu. Đa số bệnh nhân có thể quay trở lại làm việc hoặc sinh hoạt thường ngày sau khoảng 1 đến 2 tuần. Nhưng nếu công việc của quý vị yêu cầu hoạt động gắng sức hoặc nhấc đồ nặng, có thể quý vị sẽ cần phải nghỉ làm thêm một thời gian. Bác sĩ có thể giúp quý vị quyết định khi nào nên quay trở lại làm việc.